19/9/12

[Read and Write Tai Language] Đọc và Viết tiếng Thái - Bài 01

These lessons are taken from Ep xue Tai ꪵꪮꪚ ꪎꪳ ꪼꪕ, written by Faluang Baccam and Houang Baccam.
 Những bài học này được lấy từ sách Ép xư Tai ꪵꪮꪚ ꪎꪳ ꪼꪕ , sách được viết bởi Faluang Baccam và Houang Baccam.


 LESSON 01 (BÀI 01)

Chú thích:

ꪀ / ꪁ: tương đương với C/ K trong tiếng Việt
ꪄ / ꪅ: tương đương với KH trng tiếng Việt
ꪈ / ꪉ: tương đương với NG trong tiếng Việt
: A
: ĂN
: UA

Trong cặp phụ âm, có phụ âm tổ thấp là và phụ âm tổ cao là . Khi ghép với nguyên âm, sẽ tạo thành từ phát âm khác nhau và nghĩa cũng khác nhau. Ví dụ:

ꪀꪱ  cà /ka/ con quạ
ꪁꪱ ca /ka^/ mắc kẹt

5/6/12

Bài 2: Phụ âm ꪮ, ꪯ, ꪬ, ꪭ, ꪨ, ꪩ và nguyên âm ...ꪱ, ...ꪴ, ...ꪺ

Hôm nay chúng ta sẽ học 3 cặp phụ âm đầu tiên:

: O (tổ thấp, vừa là nguyên âm, vừa là phụ âm)
: O (tổ cao, vừa là nguyên âm, vừa là phụ âm)
: H (tổ thấp)
: H (tổ cao)
: L (tổ thấp)
: L (tổ cao)
 Và 2 phụ âm đứng sau: ... (a), ... (ua) và nguyên âm dưới phụ âm  ...ꪴ (u)
  
PHẦN 1: ĐỌC PHỤ ÂM VÀ NGUYÊN ÂM

Hãy nhìn vào bảng sau và đọc:

Ghi chú:

ꪨꪺ: đọc là lùa (nghĩa là: củi)
ꪩꪺ: đọc là lua (nghĩa là: mợ - vợ của chú)

ꪬꪴ: đọc là (nghĩa là: tai)
ꪭꪴ: đọc là hu (nghĩa là: lỗ)

Các bạn có thấy sự khác nhau giữa L tổ thấp và L tổ cao, giữa H tổ thấp và H tổ cao chưa?

Còn với các từ bắt đầu bằng phụ âm O thì chỉ đọc phần nguyên âm thôi, ví dụ:

ꪮꪱ: đọc là à (cô, em gái của bố)
ꪮꪺ: đọc là ùa

ꪯꪱ: đọc là a
ꪯꪺ: đọc là ua

1/6/12

Bài 1: Giới thiệu phụ âm và nguyên âm tiếng Thái

 PHỤ ÂM

Theo các tài liệu thống nhất về chữ Thái tại Việt Nam, tiếng Thái gồm có 21 cặp phụ âm (21 phụ âm tổ thấp và 21 phụ âm tổ cao), trong đó có 19 cặp phụ âm sử dụng tiếng Thái cổ và 2 cặp phụ âm mới được đưa vào sử dụng là cặp R và cặp G.

Bảng phụ âm tiếng Thái thống nhất Việt Nam (Thạc sỹ Lò Mai Cương):


 Ngoài ra, còn một phụ âm trong tiếng Thái cổ không còn được sử dụng nữa.

NGUYÊN ÂM

Tiếng Thái gồm 18 nguyên âm đơn và nguyên âm đôi cơ bản, được gọi là tô may (ꪶꪔ ꪼꪢ). Nguyên âm của tiếng Thái rất khác tiếng Việt vì vị trí các nguyên âm tiếng Thái có thể đứng đằng trước, đằng sau, bên trên, bên dưới phụ âm hoặc kẹp phụ âm ở giữa:

- Nguyên âm đứng trước phụ âm: ꪼ... (ay), ꪹ... (ưa), ꪵ... (e), ꪻ... (aư), ꪹ...ꪸ (ê), ꪹ...ꪷ (ơ)
- Nguyên âm đứng sau phụ âm: ...ꪱ (a), ...ꪺ (ua), ...ꪽ (ăn)
- Nguyên âm trên phụ âm: ...ꪲ (i), ...ꪸ (ia), ...ꪷ (o), ...ꪰ (ă), ....ꪾ (ăm), ...ꪳ (ư)
- Nguyên âm dưới phụ âm: ...ꪴ (u)
- Nguyên âm kẹp phụ âm: ꪹ...ꪱ (au)

CÁC KÍ TỰ ĐẶC BIỆT

꫞ : Hỡi (mở đầu)
ꫜ : nưng (một)
ꫛ : kôn (người)
꫟: coi cọi
ꫝ: sặm sặm

Cách sử dụng cụ thể các ký tự đặc biệt này sẽ được học chi tiết trong các bài sau.

DẤU THANH ĐIỆU

Dấu thanh điệu cũng tương tự như các dấu trong tiếng Việt dùng để phân biệt các từ có cấu tạo phụ âm và nguyên âm giống nhau nhưng mang nghĩa khác nhau do dấu thanh điệu mang lại.

Tiếng Thái cổ không có dấu thanh điệu nên các từ phải được đưa vào văn cảnh cụ thể mới có thể hiểu được. Để làm cho tiếng Thái trở thành một ngôn ngữ hệ thống và dễ dàng cho người sử dụng, tiếng Thái thống nhất của Việt Nam và Tai Heritage đã tạo ra 2 dấu thanh điệu để biểu diễn 06 thanh điệu cơ bản trong tiếng Thái.

Tiếng Thái của Tai Heritage (bộ phận người Thái sống ở Mỹ) sử dụng hai dấu: ....꪿ và  ...꫁ để làm dấu thanh điệu, dấu thanh điệu được viết ở trên phụ âm đầu. Ví dụ:

Tổ thấp Tổ cao
ꪢꪱ: ma (chó)ꪣꪱ: ma (đến)
ꪢ꪿ꪱ: má (ngâm gạo)ꪣ꪿ꪱ: ma (sông Mã)
ꪢ꫁ꪱ: mả (đạn)ꪣ꫁ꪱ: ma (ngựa)

Tiếng Thái thống nhất của Việt Nam sử dụng hai dấu  để thay thế, dấu thanh điệu được viết ở cuối từ:

Tổ thấp Tổ cao
ꪢꪱ: ma (chó)ꪣꪱ: ma (đến)
ꪢꪱꫀ: má (ngâm gạo)ꪣꪱꫀ: ma (sông Mã)
ꪢꪱꫂ: mả (đạn)ꪣꪱꫂ: ma (ngựa)

Chú ý: Các bạn có thể lựa chọn loại dấu thanh điệu thống nhất của VN hay của Tai Heritage để học đều được. Tuy nhiên, các bài học trong blog này sẽ sử dụng dấu thanh điêu viết trên phụ âm để tiện sử dụng và so sánh với các ngôn ngữ khác.

30/5/12

Cập nhật các tài liệu tự học tiếng Thái

Danh mục các tài liệu bạn có thể tải về để học tiếng Thái:

1. Tự học cách ghép tiếng Thái - Thạc sỹ Lò Mai Cương, Trung tâm GDTX tỉnh Sơn La

2. Nguyên âm tiếng Thái

3. Học tiếng Thái Việt - Hoàng Trọng Đinh

Hướng dẫn cài bộ gõ và bộ font tiếng Thái

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT FONT TAIDAM HERITAGE PRO

1. Font: Bạn hãy tải font từ link sau: http://www.mediafire.com/?5kw365bnat9b97u
Giải nén và tiến hành cài đặt bằng cách chạy file TaiHeritagePro2_0FontInstaller.exe

2. Tương tự bạn tải bộ gõ từ trang này: http://www.mediafire.com/?r6qgjnk16s1ocmu
Giải nén và tiến hành như bình thường!

3. Sau khi cài đặt xong bộ gõ và font trên, bạn có thể đánh chữ Thái trến Word, Excel, Frontpage...
Chú ý: Chỉ có FIREFOX mới chấp nhận bộ gõ và font chữ tiếng Thái. Nếu máy của bạn chưa có firefox có thể tải chương trình TẠI  ĐÂY

Ví dụ cách đánh trên WORD: cài đặt bước 1 và bước 2 theo hình vẽ dưới đây:

  

Vị trí tương ứng của các chữ cái tiếng Thái trên bàn phím như sau:


 HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT FONT TIẾNG THÁI VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Các bạn tải các font này về máy và giải nén: FONT CHỮ THÁI VN

Sau đó copy các fonts này vào C:\WINDOWS\Fonts

Bạn quay lại Word hoặc excel và tìm các font vừa cài đặt

Vị trí của các chữ cái trên bàn phím:

 

Vấn đề bộ gõ và font tiếng Thái

VỀ BÀN PHÍM CHỮ THÁI

Tình hình phát triển bộ gõ cho chữ Thái Việt Nam:


 Điểm qua tình hình:
- Hiện tại các bộ gõ “Standar Thai Son La” và “TaiHeritage” có thể đánh mà không cần chương trình hỗ trợ bên ngoài, vì khi tạo font đã ghi đè tên ký tự bằng tên các chữ cái trên bàn phím tiếng Anh bình thường (khu vực mã ASCII thấp), đây là một hình thức ghi đè lên mã ASCII. Giải pháp này khá hiệu quả để đánh ngay được chữ Thái, nó cũng có căn cứ nhất định, đó là số kí tự chữ Thái nhỏ hơn số các phím kí tự “khả kiến” trên bàn phím tiếng Anh, nên xếp gọn trong bàn phím tiếng Anh. Tuy nhiên đây không phải giải pháp chính quy, vì gây tranh chấp mã giữa các bộ chữ khác nhau và mới chỉ xét ở bình diện bộ mã 8 bit. Cách xử lý đó sẽ gây trở ngại khi mở rộng giao lưu văn hóa trên mạng, gây khó khăn cho các tác vụ trao đổi thông tin, xử lý văn tự, xây dựng từ điển tiếng dân tộc .v.v.
- Bộ gõ của Dự án Số hóa chữ Thái (Viện CNTT) giới thiệu tại HN chữ Thái 2005 khá quy củ vì sử dụng hệ thống mã hóa unicode 2 byte, dùng kỹ thuật Keyboard Hook để quản lý bàn phím thực như UNIKEY, VIETKEY, nhưng do vấn đề mới xét trên khía cạnh lí thuyết mà chưa tính tới thực tế người sử dụng  nên còn chưa được ứng dụng thực tiễn…
- Bộ gõ của viện AIST Nhật (www.m17.n.org) ứng dụng mã nguồn mở trên nền Linux để xử lý đa ngữ, có tính bao quát và phát triển có bài bản, nhưng người dùng cuối ở VN quen xử dụng nền Windows nên bộ gõ này trước mắt có thể  khó phổ biến .  
 Các vấn đề đặt ra cho bàn phím:
Có hai điểm đặc trưng của Chữ Thái mà bộ gõ sẽ phải xử lý:
Đặc điểm (1): Bộ chữ Thái thống nhất mới đã sử dụng các dấu ký tự nguyên âm cổ viết trên và dưới phụ âm. Đó là các ký tự không dãn cách (tiếng Anh: non-spacing), khi hiển thị sẽ chồng lên chữ đứng trước hay sau. Trong font TTF đó là các ký tự được vẽ dịch về bên trái (hay bên phải) để khi hiển thị sẽ nằm trên hay dưới chữ đứng trước (hay đứng sau). Các ký tự này rất quan trọng vì là nguyên âm chính của từ, không phải là các dấu phụ như trong tiếng Việt (trong tiếng Việt nhiều khi viết không dấu nhưng người đọc vẫn dễ dàng đoán được từ).
Bộ chữ Thái thống nhất mới đã đưa vào 7 ký tự không dãn cách giống với bộ chữ Sơn La và Tai Dam:











Xuất hiện các vấn đề là khi người ta gõ 2-3 hay nhiều phím non-spacing, các chữ sẽ trùng nhau trên màn hình, đan xen lộn xộn không nhìn được gì, hoặc là người dùng không thấy gì mới nhưng trong lưu trữ đã có một loạt ký tự non-spacing ghi vào rồi. Điều này các bộ gõ của Thái Sơn La và SIL Tai Dam đều mắc phải.
Đặc điểm (2): Chữ Thái VN và các chữ cùng họ như Thái Lan, Lào... đều có một điểm đặc thù riêng là có nhiều nguyên âm viết bên trái, trước phụ âm đầu, tức là ngược với thứ tự phát âm. (Khi lưu trong các thiết bị nhớ thì có thể thuận mà cũng có thể ngược thứ tự phát âm, vấn đề này khá rắc rối đã đề cập trong bài của nhóm SIL Tai Dam. Các đề xuất xử lý các kí tự này có thể tham khảo bài của  James L. Brase, SIL International, Phụ lục 2: “Mã hoá nguyên âm - thứ tự trực quan hay thứ tự phát âm”) 
 Khó khăn nảy sinh là do người mới học chữ Thái VN hiện nay, thường đã quen với cách viết thuận thứ tự phát âm của tiếng Việt, tiếng Anh và các ngôn ngữ La-tinh.

Giới thiệu bố trí bàn phím chữ Thái Thống nhất:





















VỀ FONT CHỮ THÁI VIỆT NAM

Giới thiệu tình hình làm font và một số bộ font chữ Thái Việt Nam

Ở nước ngoài:- Nhóm SIL Tai Dam ở Mỹ là nhóm bắt tay làm font chữ Thái từ khá sớm, theo báo cáo của James L. Brase (SIL International) thì khoảng các năm 1980 đã có font bitmap chữ Thái, khoảng đầu những năm 1990 đã có font true type (TTF) cho cả hai hệ thống Apple Macintos và PC (Windows). Font cho Apple Macintos hoàn thiện hơn nhưng hệ thống này không được hỗ trợ phát triển tốt như trên PC Windows, nên hiện nay ở Mỹ sử dụng phổ biến font TTF trên Windows, đó là chính là bộ font “TaiHeritage” (Di sản Thái). Bộ font này được thiết kế công phu, tự dạng theo khá sát các văn bản Thái cổ, cụ thể là sát với dạng viết trong cuốn “Xổ phi hươn” của dòng qúy tộc Lò Cầm ở Mai Châu, Sơn La (trong cuốn “Danh sách tổ tiên họ Lò Cầm, Mai Sơn, Sơn La” của Cầm Trọng, NXB Thế giới 2003).
- Đặc điểm của font “TaiHeritage” là dùng kỹ thuật font tổ hợp để có thể đặt các ký tự nguyên âm trên hay dưới phụ âm đúng theo dạng cổ, các ký tự này được vẽ lùi về bên trái để hiển thị trên hay dưới phụ âm, chúng không có khoảng cách với các ký tự đứng trước, nên gọi là các ký tự không dãn cách (nonspace).
- Do các ký tự chữ Thái có bề rộng thay đổi khác nhau rất lớn nên để có thể đặt dấu nguyên âm trên dưới phụ âm một cách cân đối, font “TaiHeritage” đã cho một dấu nguyên âm Thái ứng với vài ký tự nonspace, phân biệt theo vị trí tương đối với phụ âm: thấp, vừa , cao, rất cao (theo chiều đứng) và vừa, xa, rất ra (theo chiều ngang)…
- Bộ font này đặt tên các ký tự trùng với các chữ cái tiếng Anh trong khu vực mã ASCII nên có thể đánh chữ trực tiếp trên bàn phím tiếng Anh (sẽ nói kỹ hơn trong phần Bàn phím).

Ở trong nước:
            - Dự án Số hóa chữ Thái của viện CNTT và đã phát triển một bộ font TTF chữ Thái, tiếp thu các kết quả của bộ chữ Thái Thống nhất, nhưng mạnh dạn đưa vào cả các ký tự dấu nguyên âm cổ không dãn cách. Bộ font này bao quát tốt nhiều biến thể ký tự của các nhóm dân tộc Thái ở Việt Nam, có tính quy củ và sư phạm, lại dựa trên nền bộ chữ Thái Thống nhất là bộ chữ duy nhất từng được nhà nước công nhận và dùng để dạy chữ Thái hàng chục năm trước.
            - Do hiện tại chữ Thái VN vẫn chưa được đưa vào chuẩn Unicode quốc tế nên bộ chữ Thái Thống nhất tạm sử dụng khu vực symbol trong mặt phẳng mã hóa cơ sở bắt đầu từ điểm mã F000 (61440), tổng cộng 128 ký tự, có tăng thêm nhiều kí tự cổ truyền so với bộ chữ thống nhất cũ  chỉ có 84 ký tự.
            - Gần như đồng thời, nhóm nghiên cứu chữ Thái ở Sơn La của Thạc sĩ Lò Mai Cương (trường CĐSP Sơn La) cũng có công trình làm Font và bộ gõ chữ Thái, cùng được công bố ở Hội nghị quốc tế về chữ Thái 11-2005. Bộ font Sơn La có ưu điểm là thiết kế khá mỹ thuật, lại cung cấp một số kiểu dạng font khác nhau nên có giá trị thực tiễn khi chế bản sách chữ Thái.  
- Có lẽ nhóm Sơn La đã tiếp thu các kết quả của nhóm SIL Tai Dam, nhất là thủ thuật đặt tên ký tự để gõ trên nbàn phím tiếng Anh. Nhưng các ký tự không dãn cách lại vẽ lệch sang bên phải, hiển thị trên dưới các ký tự đứng sau, ngược với font Thống nhất và SIL Tai Dam, nên thứ tự gõ và lưu trữ trên đĩa bị đảo lộn khác đi, sẽ khó khăn cho mục tiêu thống nhất chữ Thái.


10/2006


Nguồn: http://www.huesoft.com.vn/chuthaivietnam

Lịch sử hình thành, phát triển của chữ thái Việt Nam

Theo cuộc tổng điều tra dân số ở Việt Nam do Tổng cục Thống kê tiến hành ngày 1/4/1999, dân tộc Thái có 1 328 725 người, đông thứ ba sau người Kinh và Tày.

I. Các mẫu tự Thái ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Thái là dân tộc thiểu số có tiếng nói và sớm có chữ viết riêng. Theo cuốn Quan Tô Mương (kể chuyện Mường) thì chữ Thái Đen dòng Tạo Xuông, Tạo Ngần ở đất Mường Lò (nay là huyện Văn Trấn và thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái) đã có từ thế kỉ XI.
Có lẽ do trước đây, kém tiếp xúc giữa các vùng nên người Thái đã cho ra đời 8 loại hình kí tự cổ khác nhau. Tuy nhiên, cả 8 loại hình kí tự ấy đều bén rễ từ một gốc chữ Sanscrit (Ấn Độ) thông qua mẫu tự Khmer. Chúng hoàn toàn giống nhau về nguyên tắc dùng phụ âm, nguyên âm để ghép vần ghi được âm tiết Thái. Tám loại hình kí tự cổ đó là:
1. Chữ Thái Đen ở các huyện thuộc tỉnh Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai.
2. Chữ Thái Trắng ở huyện Phong Thổ.
3. Chữ Thái Trắng ở huyện Mường Lay, Mường Tè (Lai Châu cũ).
4. Chữ Thái Trắng ở huyện Phù Yên.
5. Chữ Thái Trắng ở huyện Mộc Châu (Sơn la), Mai Châu, Đà Bắc (Hoà Bình).
6. Chữ Thái Đen - Tay Thanh ở miền Tây Thanh Hoá và Nghệ An.
7. Chữ Thái ở Châu Quỳ (Ngệ An).
8. Chữ Thái mang tên Lai Pao ở huyện Tương Dương (Nghệ An).


II. Chữ Thái trong lịch sử

II.1. Trước khi thực dân Pháp xâm lược đất nước và miền quê hương
Chắc chắn chữ Thái là phương tiện duy nhất để ghi chép các thông tin kinh tế, xã hội, văn hoá của dân tộc. Và như thế chữ Thái cổ đã trở thành di sản văn hoá của tộc người và nhân dân Thái.

II.2. Trong thời kì Pháp thuộc và tiền khởi nghĩa tháng 8/1945
Năm 1943, một giáo sĩ đạo tin lành tên là Jean Funé đã đến thị xã Sơn La để truyền đạo. Ông đã cùng một số trí thức Thái nghiên cứu và cải tiến chữ Thái Đen để phổ biến kinh thánh. Việc không thành vì người Thái không ai theo đạo.
Chữ Thái tuy không được đem ra dạy ở trường sở, nhưng lại được dùng một cách rộng rãi trong sinh hoạt hàng ngày. Mọi công văn giấy tờ ở cấp Châu Mường (tương đương với huyện ngày nay) đều dùng tiếng và chữ Thái.

II.3. Trong kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp và can thiệp Mĩ (1946-1954)
Phía ta:
vẫn tiếp tục dùng chữ Thái như một phương tiện để tập hợp lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
Tiếp đó là những bài thơ vận động kháng chiến bằng chữ Thái của các nhà thơ: Lò Văn Mười, Hoàng Nó, Lương Quy Nhơn, Cầm Biêu... Bài thơ nào cũng sôi sục đầy khí phách của một dân tộc anh hùng.
Năm 1953, theo gợi ý của Bác Hồ muôn vàn kính yêu, cụ Sa Văn Minh, Lò Văn San nguyên đại biểu quốc hội khoá I đã tập hợp trí thức người Thái để thành tổ chức trực thuộc Ty Giáo dục Sơn La, về sau là Sở Giáo dục khu Tây Bắc để nghiên cứu thống nhất chữ Thái.
Phía địch:
Sau khi tạm chiếm vùng Tây Bắc, năm 1949 người Pháp và chính quyền tay sai đã không dùng chữ Thái cổ nữa, thay vào đó là bộ chữ Thái la tinh do chuyên gia Pháp tên là Martini đứng đầu. Mẫu tự la tinh này lấy chữ Pháp làm nền, dùng tiếng Thái Trắng ở Mường Lay làm chuẩn và vẫn giữ cấu trúc phụ âm đôi gồm tổ thấp và tổ cao

II.4. Sự ra đời của chữ Thái Thống nhất và Cải tiến
Trước tiên xin khẳng định một điều rằng, việc thống nhất và cải tiến chữ Thái ở vùng Tây bắc vốn có các mẫu tự: 1, 2, 3, 4, 5 khác nhau không phải là tự phát mà là sản phẩm của cách mạng do Đảng, Chính phủ và Bác Hồ chủ trương. Ban lãnh đạo khu uỷ Tây Bắc cũ là cơ quan lãn hđạo trực tiếp, chính quyền khu, tỉnh, cụ thể là Sở và các Ti Giáo dục là cơ quan tổ chức thực hiện. Việc thực hiện chủ trương này diễn ra hai quá trình liên tục:

II.4.1 Chữ Thái thống nhất
Cuối năm 1954 bộ chữ Thái mang tên Thống nhất ra đời. Chúng ta có thể coi đây là bước đi ban đầu. Sau khi đem bộ chữ này đi dạy ở các lớp bổ túc văn hoá và cấp I phổ thông với 41 cơ sở trường lớp niên khoá 1956-1957 trong toàn khu; sau khi đúc thành thỏi chữ bằng hợp kim chì thiếc, chữ Thái Thống nhất được xếp thành bản chữ in máy (typography) đã bộc lộ nhiều nhược điểm cần được cải tiến và làm cho khoa học thêm một bước.

II.4.2 Chữ Thái cải tiến
Năm 1957 bộ phận nghiên cứu chữ Thái của khu Tây Bắc lại bắt đầu tiến hành công việc. Cuối năm 1958 bộ chữ Thái Thống nhât mang tên Chữ Thái Cải tiến ra đời. Các lớp học chữ Thái trong toàn khu tự trị Tây Bắc cũ tiếp tục được duy trì, phát triển và nhanh chóng chuyển đổi sang dùng bộ chữ cải tiến trong các niên khoá từ năm 1957-1958. Phương tiện in ti pô không dùng được nên buộc lòng bộ phận tu thư của khu Tự trị tây Bắc thời bấy giờ đã phải dùng phương pháp viết tay để chụp, in trên bản kẽm (zincography). Chữ Thái Cải tiến với chương trình học song ngữ được gọi là chương trình học xen kẽ thời đó đã có tác dụng rất tốt. Ngày 27/11/1961 thay mặt Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã kí Nghị định số 206/CP cho phép vùng người Thái sử dụng chữ Thái.

Các bạn có thể tham khảo thêm về lịch sử chữ Thái tại: Download

Nguồn: http://www.huesoft.com.vn/chuthaivietnam/VHLS/?f=VHLS&q=1