5/6/12

Bài 2: Phụ âm ꪮ, ꪯ, ꪬ, ꪭ, ꪨ, ꪩ và nguyên âm ...ꪱ, ...ꪴ, ...ꪺ

Hôm nay chúng ta sẽ học 3 cặp phụ âm đầu tiên:

: O (tổ thấp, vừa là nguyên âm, vừa là phụ âm)
: O (tổ cao, vừa là nguyên âm, vừa là phụ âm)
: H (tổ thấp)
: H (tổ cao)
: L (tổ thấp)
: L (tổ cao)
 Và 2 phụ âm đứng sau: ... (a), ... (ua) và nguyên âm dưới phụ âm  ...ꪴ (u)
  
PHẦN 1: ĐỌC PHỤ ÂM VÀ NGUYÊN ÂM

Hãy nhìn vào bảng sau và đọc:

Ghi chú:

ꪨꪺ: đọc là lùa (nghĩa là: củi)
ꪩꪺ: đọc là lua (nghĩa là: mợ - vợ của chú)

ꪬꪴ: đọc là (nghĩa là: tai)
ꪭꪴ: đọc là hu (nghĩa là: lỗ)

Các bạn có thấy sự khác nhau giữa L tổ thấp và L tổ cao, giữa H tổ thấp và H tổ cao chưa?

Còn với các từ bắt đầu bằng phụ âm O thì chỉ đọc phần nguyên âm thôi, ví dụ:

ꪮꪱ: đọc là à (cô, em gái của bố)
ꪮꪺ: đọc là ùa

ꪯꪱ: đọc là a
ꪯꪺ: đọc là ua

1/6/12

Bài 1: Giới thiệu phụ âm và nguyên âm tiếng Thái

 PHỤ ÂM

Theo các tài liệu thống nhất về chữ Thái tại Việt Nam, tiếng Thái gồm có 21 cặp phụ âm (21 phụ âm tổ thấp và 21 phụ âm tổ cao), trong đó có 19 cặp phụ âm sử dụng tiếng Thái cổ và 2 cặp phụ âm mới được đưa vào sử dụng là cặp R và cặp G.

Bảng phụ âm tiếng Thái thống nhất Việt Nam (Thạc sỹ Lò Mai Cương):


 Ngoài ra, còn một phụ âm trong tiếng Thái cổ không còn được sử dụng nữa.

NGUYÊN ÂM

Tiếng Thái gồm 18 nguyên âm đơn và nguyên âm đôi cơ bản, được gọi là tô may (ꪶꪔ ꪼꪢ). Nguyên âm của tiếng Thái rất khác tiếng Việt vì vị trí các nguyên âm tiếng Thái có thể đứng đằng trước, đằng sau, bên trên, bên dưới phụ âm hoặc kẹp phụ âm ở giữa:

- Nguyên âm đứng trước phụ âm: ꪼ... (ay), ꪹ... (ưa), ꪵ... (e), ꪻ... (aư), ꪹ...ꪸ (ê), ꪹ...ꪷ (ơ)
- Nguyên âm đứng sau phụ âm: ...ꪱ (a), ...ꪺ (ua), ...ꪽ (ăn)
- Nguyên âm trên phụ âm: ...ꪲ (i), ...ꪸ (ia), ...ꪷ (o), ...ꪰ (ă), ....ꪾ (ăm), ...ꪳ (ư)
- Nguyên âm dưới phụ âm: ...ꪴ (u)
- Nguyên âm kẹp phụ âm: ꪹ...ꪱ (au)

CÁC KÍ TỰ ĐẶC BIỆT

꫞ : Hỡi (mở đầu)
ꫜ : nưng (một)
ꫛ : kôn (người)
꫟: coi cọi
ꫝ: sặm sặm

Cách sử dụng cụ thể các ký tự đặc biệt này sẽ được học chi tiết trong các bài sau.

DẤU THANH ĐIỆU

Dấu thanh điệu cũng tương tự như các dấu trong tiếng Việt dùng để phân biệt các từ có cấu tạo phụ âm và nguyên âm giống nhau nhưng mang nghĩa khác nhau do dấu thanh điệu mang lại.

Tiếng Thái cổ không có dấu thanh điệu nên các từ phải được đưa vào văn cảnh cụ thể mới có thể hiểu được. Để làm cho tiếng Thái trở thành một ngôn ngữ hệ thống và dễ dàng cho người sử dụng, tiếng Thái thống nhất của Việt Nam và Tai Heritage đã tạo ra 2 dấu thanh điệu để biểu diễn 06 thanh điệu cơ bản trong tiếng Thái.

Tiếng Thái của Tai Heritage (bộ phận người Thái sống ở Mỹ) sử dụng hai dấu: ....꪿ và  ...꫁ để làm dấu thanh điệu, dấu thanh điệu được viết ở trên phụ âm đầu. Ví dụ:

Tổ thấp Tổ cao
ꪢꪱ: ma (chó)ꪣꪱ: ma (đến)
ꪢ꪿ꪱ: má (ngâm gạo)ꪣ꪿ꪱ: ma (sông Mã)
ꪢ꫁ꪱ: mả (đạn)ꪣ꫁ꪱ: ma (ngựa)

Tiếng Thái thống nhất của Việt Nam sử dụng hai dấu  để thay thế, dấu thanh điệu được viết ở cuối từ:

Tổ thấp Tổ cao
ꪢꪱ: ma (chó)ꪣꪱ: ma (đến)
ꪢꪱꫀ: má (ngâm gạo)ꪣꪱꫀ: ma (sông Mã)
ꪢꪱꫂ: mả (đạn)ꪣꪱꫂ: ma (ngựa)

Chú ý: Các bạn có thể lựa chọn loại dấu thanh điệu thống nhất của VN hay của Tai Heritage để học đều được. Tuy nhiên, các bài học trong blog này sẽ sử dụng dấu thanh điêu viết trên phụ âm để tiện sử dụng và so sánh với các ngôn ngữ khác.